Điều trị viêm phổi như thế nào để mau khỏi bệnh

Samstag, 25. Mai 2019

Viêm phế quản phổi là gì?

>> xem thêm: Viêm phổi là gì? Nguyên nhân và cách chữa viêm phổi cấp, thùy, kẽ

Là tình trạng phế nang, mô kẽ phổi bị tổn thương cấp lan tỏa. Nguyên nhân gây bệnh thường do virus hợp bào cúm, virus sởi, Adenovirus… Sau đó do nhiễm vi khuẩn hoặc cả hai. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây tử vong ở người bệnh.

Các loại vi khuẩn phổ biến gây viêm phế quản phổi bao gồm:

  • Staphylococcus aureus
  • Cúm Haemophilus
  • Pseudomonas aeruginosa
  • Escherichia coli
  • Klebsiella pneumoniae
  • Các loài Proteus

Hình ảnh viêm phế quản phổi

Bệnh diễn biến qua hai giai đoạn:

Giai đoạn khởi phát:

  • Khởi phát từ từ
  • Khởi phát đột ngột

Giai đoạn toàn phát

Dấu hiệu viêm phế quản phổi

Người bệnh thường có những triệu chứng sau:

  • Ho liên tục, kéo dài
  • Bị tức ngực, có cảm giác đau thắt ngực, khó thở
  • Sốt cao, cũng có trường hợp chỉ bị sốt nhẹ
  • Tim đập nhanh

>> Tìm hiểu kĩ hơn về dấu hiệu viêm phế quản phổi tại đây

Chữa trị bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn

Đi khám bác sĩ

Thay vì sử dụng các loại thuốc chữa trị bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn bán tràn lan ngoài thị trường, bạn nên đi khám tại bệnh viện. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra chẩn đoán và cách chữa trị phù hợp nhất với cơ địa, tình trạng bệnh của bạn.

Đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu bệnh

Thuốc tây trị viêm phế quản phổi

Tùy theo tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau.

Bệnh nhân chưa dùng thuốc kháng sinh

  • Ampicillin: Liều dùng: 50mg – 100mg/kg/24giờ, pha nước cất đủ10ml, tiêm tĩnh mạch chậm; chia 2 lần trong ngày (làm test trước khi tiêm).
  • Có thể phối hợp với Amikacin: Liều dùng: 15 mg/kg/24 giờ, chia 2 lần tiêm bắp. Hoặc với Bruramycin: Liều dùng 4mg/kg/24giờ, chia 2 lần tiêm bắp.

Bệnh nhân đã dùng kháng sinh

  • Augmentin loại 0,5g hoặc 1g: Liều dùng 100mg/kg/24 giờ; pha loãng bằng nước cất đủ 20ml, tiêm tĩnh mạch chậm, chia 2 lần tiêm, sáng và chiều. Và Amikacin: Liều 15mg/kg/24 giờ, tiêm bắp chia 2 lần tiêm trong ngày.
  • Hoặc có thể dùng Tarcefoksym (Cefotaximsodium) loại 1g: Liều dùng 100mg/kg/24 giờ.Tiêm tĩnh mạch chậm chia 2 lần tiêm trong ngày và Amikacin: Liều 15mg/kg/24 giờ, tiêm bắp chia làm 2 tiêm lần trong ngày.

Viêm phế quản phổi do tụ cầu khuẩn

  • Cloxacillin loại 0,5g: Liều lượng 100mg – 200mg/kg/24 giờ. Tiêm tĩnh mạch, chia 2 lần tiêm trong 1 ngày.
  • Hoặc Bristopen loại 1g: Liều lượng 100mg/kg/24 giờ, tiêm tĩnh mạch chia 2 lần tiêm trong ngày.
  • Hoặc Vancomycin loại 0,5g: Liều dùng 30 – 50g/kg/24 giờ, pha vào huyết thanh mặn đẳng trương 9‰ vừa đủ truyền trong 1 giờ (tốc độ từ 15 – 20 giọt trong 1 phút).
  • Hoặc Cefobis loại 1g: Liều dùng 100mg/kg/24 giờ, chia 2 lần trong ngày, pha loãng tiêm tĩnh mạch chậm.

Thuốc Cloxacillin loại 0,5g trị viêm phế quản phổi

Viêm phế quản phổi do Haemophilus influenzae

Cloramphenicol loại 0,5g hoặc 1g: Liều lượng 30 – 50mg/kg/24 giờ, pha loãng tiêm tĩnh mạch thật chậm (trong vòng 5 phút).

Chú ý:

  • Chỉ cho truyền dịch 20ml/kg/24 giờ; 7 giọt trong 1 phút. Khi có hiện tượng mạch nhanh, gan to, đi tiểu ít thì không nên truyền dịch, bởi đó là dấu hiệu suy tim.
  • Cần thiết cho Digoxin: Liều 0,02mg/kg/24 giờ, chia làm 3 lần. Uống lần đầu 1/2 liều trên. Sau đó số còn lại chia ra cứ 8 giờ cho uống 1/4 liều còn lại cho đến khi hết thuốc.

Kết hợp chữa viêm phế quản phổi bằng thuốc nam

Gừng

Gừng có chứa hoạt chất có tác dụng giảm viêm đường hô hấp và giãn cơ hô hấp như một số loại thuốc trị hen nhất định. Người bị viêm phế quản phổi có thể sử dụng gừng chữa bệnh một cách hiệu quả.

Cách sử dụng: 500g gừng tươi rửa sạch rồi ép lấy nước cốt, thêm khoảng 200g mật ong nấu thành cao cho vào lọ dùng dần. Khi dùng pha với nước sôi rồi uống, 2 lần/ngày.

Tỏi

Tỏi có chứa chất kháng sinh tự nhiên mạnh allicin có tác dụng chống viêm, cải thiện máu lưu thông trong hệ thống phổi, tạo điều kiện hô hấp dễ dàng hơn.

Tỏi chữa viêm phế quản phổi hiệu quả

Cách dùng: Sử dụng một tép tỏi cắt nhỏ và nuốt, mỗi ngày 3 lần hoặc có thể làm cao tỏi để uống. Dùng 600g tỏi bóc sạch vỏ, băm nhiễm rồi trộn với 900g mật ong đem ninh thành cao, mỗi ngày dùng 3 lần, 3 thìa/lần.

Cải thiện môi trường sống

Ở đây cải thiện môi trường sống có nghĩa là làm sạch khu vực sống, tránh khói bụi, khi độc. Không chỉ vậy, bạn nên sử dụng các loại máy tạo ẩm để nới lỏng chất nhầy trong đường thở. Người bệnh phải ngừng sử dụng các loại thuốc lá, thuốc lào và bia rượu.

Có chế độ nghỉ ngơi ăn uống và rèn luyện hợp lý

Bạn nên luyện tập bằng bụng để tăng lượng khí đi vào phổi vì khi mắc bệnh viêm phế quản phổi thì người bệnh luôn cảm thấy khó thở, tức ngực, hít thở không thông.

Ngoài ra bạn nên ăn các loại thức ăn như cháo hành hoặc cháo hạnh để giúp bệnh thuyên giảm nhanh hơn. Khi cảm thấy mệt mỏi và khó thở, hãy nghỉ ngơi, đừng để cơ thể quá sức.

Bên cạnh đó bạn cần uống đầy đủ nước để tránh tình trạng tắc nghẽn và xung huyết, không chỉ vậy nó còn giúp cho họng bớt đau rát do ho nhiều.